Sự phát triển của xã hội công nghệ số đã cho chúng ta biết đến khái niệm Zoom Meeting Cloud – phần mềm họp trực tuyến chất lượng được đánh giá cao nhất hiện nay. Đặc biệt khi dịch bệnh Covid 19 bùng phát thì chúng mang tới vô vàn những lợi ích cho các doanh nghiệp. Tuy đã được người dùng đánh giá rất cao nhưng nhà sáng tạo vẫn không ngừng mà phát triển lên Zoom On – premise. Vậy ứng dụng này là gì? Nó mang tới những đột phá gì để giúp doanh nghiệp phát triển. Cùng Indochina Telecom tìm hiểu và nghiên cứu về Zoom On – Premise tại đây.
Zoom On – Premise được biết đến là giải pháp kết hợp 2 nền tảng của Zoom, cho phép các doanh nghiệp, tổ chức có thể triển khai kết nối các cuộc họp online trong mạng nội bộ của công ty.
Có thể Zoom On – Premise cho phép người dùng điều chỉnh được thông tin cá nhân trong cuộc họp như thông tin đăng nhập, người tham gia,… và hoàn toàn được quản lý trong Zoom Cloud (Dữ liệu đám mây của Zoom)
Ngoài ra, hệ thống cũng có thể lưu trữ tất cả lưu lượng truy cập các cuộc họp như video, thoại, trò chuyện trong cuộc họp và chia sẻ dữ liệu trên hệ thống máy riêng của doanh nghiệp thông qua On-Premise Meeting Connector, Virtual Room Connector, và Recording Connector.
Một hệ thống với sự kết nối của mạng nội bộ với Zom sẽ hoạt động như thế nào? Mô hình này bao gồm 2 thành phần chính là Meeting Connector và Endpoints. Theo đó, từng bộ phận sẽ được lắp đặt và giữ một nhiệm vụ nhất định:
Meeting Connector chính là máy chủ được lắp đặt ngay trong mạng nội bộ của công ty, thường sẽ là trong trung tâm dữ liệu. Nhiệm vụ của Server này bao gồm:
EndPoints chính là các điểm tham gia họp Conference và bao gồm các Mobile Devices, PCs, Laptops hay Room Zoom và cả H323/SIP Room Systems
Dựa vào bảng mô tả, chúng ta có thể thấy Server chính trong hệ thống Zoom On – Premise giữ vai trò điều khiển, quản lý trung tâm toàn bộ các hoạt động của hội nghị diễn ra trong hệ thống. Đồng thời, chúng cũng có vai trò lưu trữ toàn bộ dữ liệu hội nghị đã được cài đặt Meeting Connector.
Tiếp đến, Meeting Connector được cài đặt ảo hóa gồm: 2 máy chủ ảo Virtual Controller hay thường được biết đến với tên viết tắt là Control VM và MMR là tên viết tắt của Multimedia. Trong đó:
Còn hệ thống Meeting Connector cho phép cài đặt cấu hình nhiều Controller VM để có thể chạy chế độ High – Availability. trong trường hợp Controller 1 down thì ZC trong Control 2 sẽ tự động xử lý tiếp các tác vụ hội nghị và ngược lại nếu Control 2 down thì bộ phận tiếp tục xử lý chính là Control 1.
Mỗi MMR sẽ hỗ trợ xử lý lên đến 350 kết nối đồng thời tham gia vào cuộc hội họp, tức là có thể hỗ trợ tới 350 kết nối đồng thời từ các Endpoints.
Nếu cài đặt thêm Controller VM cho hệ thống chạy chế độ HA thì tổng số kết nối cùng một thời điểm tham gia hội nghị có thể lên đến 700 kết nối.
Theo thiết kế hệ thống của Zoom, mỗi Controller VM có thể triển khai lên đến 200 MMR VM, với hệ thống Zoom, khả năng mở rộng số điểm cuối được kết nối đồng thời để tham gia hội nghị sẽ vô cùng lớn.
Meeting Controller sẽ có kết nối tới hệ thống Zoom Cloud Service nhằm thực hiện được các nhiệm vụ sau:
Toàn bộ các kết nối trên Zoom Cloud Service đều được thực hiện thông qua giao thức TCP hoặc TLS và kết nối đến Web Application Service thông qua giao thức HHTS nhằm đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin người dùng như thông tin tài khoản, danh tính và số lượng người tham gia hội nghị thông qua các thông tin của cuộc họp được hệ thống gửi thông tin lên.
Ngoài ra, không phải tất cả các thông tin đều sẽ được truyền lên Zoom Cloud Service như hình ảnh, âm thanh, dữ liệu, nội dung được chia sẻ trong cuộc họp. Vì thế, hệ thống luôn đảm bảo an toàn tuyệt đối với những nội dung được trao đổi trong cuộc họp. Điều này cũng đảm bảo được các thông tin được bảo mật như đối với những cuộc họp nội bộ công ty.
Có rất nhiều lý do khiến doanh nghiệp chọn Zoom, nhưng dưới đây là 2 lý do quan trọng nhất và cũng là yếu tố khiến nhiều doanh nghiệp an tâm sử dụng Zoom On – Premisse.
1. An toàn và bảo mật
Mặc dù Zoom Meeting đã mang lại rất nhiều lợi ích, tuy nhiên nếu có thể, doanh nghiệp vẫn nên lựa chọn giải pháp Zoom On – Premise bởi những lý do về bảo mật. Zoom luôn cho rằng bảo mật là vấn đề cần được ưu tiên hàng đầu trong suốt thời gian diễn ra các hoạt động của các mạng Public Cloud và On – Premise. Một đặc điểm cho thấy tính bảo mật cao của Zoom là khả năng bảo mật nhiều lớp, bao gồm cả lớp mạng và lớp ứng dụng. Trong hệ thống, chỉ các thông tin đã được mã hóa qua thuật toán AES 128 – bit mới có thể được truyền đi. Điều đó cho thấy ứng dụng này bảo mật rất cao.
Thiết kế bảo mật của Zoom phát triển dựa trên 5 yếu tố bao gồm: bảo mật các thông tin liên lạc, bảo mật Meeting Connector, bảo mật các cuộc họp, bảo mật dựa theo vai trò của từng người dùng trong cuộc họp và thêm vào đó là bảo mật Single – on (SSO). Cụ thể từng yếu tố này sẽ bảo mật thông tin như thế nào?
– Bảo mật thông tin liên lạc
Trong bảo mật thông tin liên lạc sẽ có 4 thành phần như sau:
Bảo mật ứng dụng: Sử dụng thuật toán mã hóa AES 128 – bit, Zoom hoàn toàn có thể mã hóa toàn bộ nội dung được trình chiếu.
– Bảo mật Meeting Connector
– Bảo mật các cuộc họp
Bảo mật cuộc họp của Zoom được phân chia và thiết kế để phù hợp với từng đối tượng cụ thể, làm tăng tính an toàn cho người dùng và những dữ liệu được chia sẻ. Theo đó:
4. Bảo mật dựa trên vai trò của người dùng
Với từng nhóm người dùng, Zoom đều có sự phân quyền truy cập rõ ràng và có các khả năng bảo mật riêng như người chủ trì, người quản trị cuộc họp, người tham dự,…
5. Bảo mật Single Sing – (SSO)
SSO cho phép người dùng chỉ cần 1 lần đăng nhập sẽ có quyền truy cập vào nhiều ứng dụng mà không cần đăng nhập lại. Zoom có hỗ trợ SAML – giao thức dựa trên XML có sử dụng các thẻ bảo mật chứa thông tin xác nhận để vượt qua việc xác thực các thông tin người dùng . Từ đó cho phép xác thực và ủy quyền dựa trên WEB
6. Cập nhật hệ thống đơn giản
Cho đến nay, Zoom đang là hệ thống hội họp lớn nhất trên thế giới khi được triển khai ở hầu hết các quốc gia đồng thời được không ít các doanh nghiệp lớn nhỏ sử dụng. Điều đó cũng yêu cầu Zoom cần được cải tiến và cập nhật liên tục nhằm đáp ứng được nhu cầu tối ưu của mỗi doanh nghiệp. Và việc đó đã được đơn vị sản xuất thực hiện rất tốt.Việc cập nhật Zoom được thực hiện thường xuyên và rất đơn giản. Giúp doanh nghiệp luôn có một ứng dụng tốt nhất hỗ trợ cho hoạt động của doanh nghiệp.
7. Dễ dàng mở rộng và tích hợp
Zoom có khả năng mở rộng linh hoạt và nhanh chóng. Bạn có thể thấy, phát triển từ Meeting Connector, Zoom có thể mở rộng thêm nhiều tính năng khác nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dùng.Zoom đã mở rộng thêm nhiều trung tâm Zoom Controller trên nhiều vùng trung tâm dữ liệu khác nhau. Như vậy, Zoom không chỉ mở rộng được hệ thống mà với nhiều tính năng như vậy, Zoom còn có khả năng dự phòng dữ liệu.
Zoom không chỉ phát triển tính năng, mở rộng linh hoạt mà còn cho phép người dùng tích hợp hệ thống đơn giản mà không cần đầu tư các thiết bị chuyên dụng như các ứng dụng hội nghị khác. Zoom hoàn toàn có thể tích hợp hiệu quả và nhanh chóng với nhiều thiết bị phụ trợ khác nhau, mang tới những cuộc họp chuyên nghiệp nhất cho người dùng.
Với những thông tin về Zoom On-premise đã chia sẻ, đặc biệt là những tính năng mà Zoom mang lại cho hoạt động và sự phát triển của doanh nghiệp, Indochina Telecom hy vọng rằng những thông tin này là hữu ích đối với bạn, giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan hơn về Zoom đồng thời ứng dụng nó thật tốt vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mọi thông tin thắc mắc về Zoom và các vấn đề liên quan, bạn hoàn toàn có thể liên hệ Đông Dương Telecom để được tư vấn.