Sử dụng Zoom có những thủ thuật gì?

Với những người sử dụng Zoom đều đánh giá cao về sự tiện lợi và chất lượng của ứng dụng này. Tuy nhiên, nếu bạn bỏ túi thêm những thủ thuật khi sử dụng Zoom để thực hiện cuộc gọi, tổ chức buổi học online hay hội họp được chia sẻ ở bài viết dưới đây chắc chắn sẽ hài lòng hơn và sử dụng nền tảng này một cách hiệu quả nhất.

Kiểm tra micro và các chế độ khác

Tại setting menu bạn hãy chọn auto để thiết lập mức độ âm thanh cho cuộc gọi. Hãy đảm bảo rằng chế độ Speaker và Microphone của bạn đều đang ở chế độ bật.

Bạn cũng có thể chọn sử dụng một thiết bị âm thanh khác dù đang trong cuộc gọi bằng cách nhấn vào ô kế bên phải nút mute, nó sẽ hiện lên những thiết bị có thể kết nối.

Thủ thuật mở tắt micro nhanh chóng trên Zoom
Thủ thuật mở tắt micro nhanh chóng trên Zoom

Unmute nhanh chóng hơn

Khi đang ở chế độ mute, nếu như bạn muốn phát biểu thì chỉ cần nhấn giữ thanh space trên bàn phím. Sau khi phát biểu xong, thả thanh space ra như bình thường và bạn sẽ quay lại chế độ mute. 

Bên cạnh đó, nếu bạn cần phát biểu trong một khoảng thời gian nhất định nhưng ngại việc phải giữ nút space thì hãy dùng tổ hợp “Alt + A” để tắt mute, sau đó cũng dùng chính cú pháp này để bật lại mute. 

“Soi gương”

Đối với những máy sử dụng window 10, gõ “Camera” ở thanh tìm kiếm start menu, bạn có thể “soi gương” chỉnh sửa tóc hay quần áo trước khi sử dụng Zoom.

Chọn video section để chỉnh sửa lại trang phục trước khi thực hiện cuộc gọi
Chọn video section để chỉnh sửa lại trang phục trước khi thực hiện cuộc gọi

Còn đối với những phiên bản window khác hay Mac, mở ứng dụng Zoom rồi chọn setting => chọn video section, bạn sẽ thấy được những gì hiện lên camera trước khi thực hiện cuộc gọi qua Zoom. 

Nếu máy của bạn đủ mạnh và có đường truyền mạng tốt thì hãy chọn “Enable HD” tai video section có hiển thị, bạn sẽ trông đẹp hơn rất nhiều đấy. 

Chia sẻ video cho mọi người cùng xem

Tuy Zoom có hỗ trợ chế độ chia sẻ ảnh chụp trên màn hình nhưng nếu bạn muốn chia sẻ video thì khả năng gặp trục trặc hoặc đứng máy là cực kỳ cao. Tuy nhiên, chỉ cần sử dụng nút share màu xanh là ở giữa thanh dưới cùng của cửa sổ Zoom là bạn có thể chia sẻ video cho nhiều người cùng một lúc.

Chia sẻ video nhanh bằng cách chọn Share Screen
Chia sẻ video nhanh bằng cách chọn Share Screen

Hãy nhớ là trước khi chọn mục để chia sẻ thì bạn hãy click vào “Share computer sound” ở góc dưới bên trái cửa sổ Zoom nhé. 

Thấy tất cả mọi người cùng lúc

Chế độ mặc định của Zoom sẽ chỉ hiện mặt của những người đang nói. Tuy nhiên, chỉ cần click vào ô “Gallery view” ở góc bên phải của cuộc gọi là bạn có thể thấy được tất cả mọi người. Lưu ý, bạn chỉ có thể thấy được mọi người trong một cuộc gọi với nhiều nhất là 49 người trên trang. 

Nếu như muốn cài đặt mặc định chế độ này thì hãy chọn setting menu (hoặc nút video setting nếu bạn đang tham gia vào cuộc gọi) rồi chọn mục meetings => bật “Display up to 49 participants per screen in gallery view”.

Ghi lại cuộc gọi và chỉnh sửa khi bạn muốn

Phòng trường hợp bạn có thể bỏ lỡ một vài khoảnh khắc khi đang thực hiện cuộc gọi trên Zoom, bạn hẳn sẽ muốn ghi hình lại cuộc gọi đó. Trước khi bắt đầu cuộc gọi, ở phần setting menu hãy chọn “OPtimize for 3rd party video editor” bên dưới danh mục recording. Lúc này sẽ có một bản MP4 của video được lưu lại và bạn có thể sử dụng phần mềm để chỉnh sửa khi cần.

Ghi hình, ghi âm lại cuộc gọi trên Zoom như thế nào?
Ghi hình, ghi âm lại cuộc gọi trên Zoom như thế nào?

Nếu bạn là người tạo video thì hãy chọn record, sẽ có hai lựa chọn là “Record on this computer” và “Record to the cloud”. Nếu máy của bạn đủ mạnh và bộ nhớ lớn thì chọn “Record on this computer”, ngược lại hãy nhấn vào ô “Record to the cloud”.

Trường hợp bạn chọn file lưu về máu thì hãy vào Document rồi chọn Zoom folder để tìm file nhé. 

Hỗ trợ từ xa

Trong tình huống khẩn cấp, tính năng hỗ trợ từ xa của Zoom có thể giúp giải quyết một số vấn đề cơ bản. Cụ thể, trước tiên người cần hỗ trợ (A) đang ở danh mục setting menu => trong phần general section chọn “Enable the remote control of all applications” (tính năng này sẽ được mặc định là tắt).

Người hỗ trợ (B) là người tạo cuộc gọi sẽ thấy có một nút Support ở thanh dưới cùng của cửa sổ Zoom khi cuộc gọi đang hoạt động. Họ hoàn toàn có thể yêu cầu quyền điều khiển thiết bị hoặc restart lại nó.

Mong rằng những mẹo chia sẻ ở trong bài có thể giúp bạn sử dụng một cách hiệu quả và dễ dàng hơn, từ đó giúp cho việc học tập hay hội họp được thuận lợi nhất. 

>>> Xem thêm: Mua tài khoản Zoom Meeting chính hãng

Developed by Tiepthitute
Chat với chúng tôi qua Zalo