Điện toán đám mây được nhắc đến rất nhiều trong thời đại 4.0 hiện nay vì những lợi ích nổi trội mà mô hình này mang lại cho viễn thông doanh nghiệp. Vậy, điện toán đám mây là gì? Tại sao điện toán đám mây là dịch vụ cần thiết trong thời đại số? Câu trả lời cho các vấn đề này sẽ có ngay trong bài viết sau đây.
Điện toán đám mây hay còn gọi với tên tiếng anh Cloud Computing là nền tảng cung cấp các công nghệ, tài nguyên máy tính thông qua việc liên kết với hệ thống mạng internet. Người dùng sẽ được tiếp cận các tài nguyên công nghệ, lưu trữ cơ sở dữ liệu đén từ các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây.
Có thể nói, điện toán đám mây đang ngày càng phổ biến và được nhiều người lựa chọn sử dụng. Chẳng hạn là các ứng dụng web như Hotmail, Google Calendar, Email, Dropbox, Google Docs… Chúng đều dựa trên Cloud Computing bởi người dùng đã được truy cập vào các cụm nhóm máy chủ đồ sộ thống nhất trên mạng internet khi kết nối với những dịch vụ đó.
Điện toán đám mây được phân loại thành 2 nhóm chính là mô hình cung cấp và phương pháp triển khai. Dựa vào phân loại này mà người dùng có thể lựa chọn được loại hình phù hợp với nhu cầu của mình.
Ba mô hình cung cấp dịch vụ của Cloud Computing bao gồm PaaS, IaaS và SaaS. Mỗi loại sẽ có các đặc trưng riêng, cụ thể:
Trong phương pháp triển khai, điện toán đám mây bao gồm:
Điện toán đám mây có 5 đặc điểm cơ bản để phân biệt với các hình thức máy chủ trước đây như:
Sự ra đời của điện toán đám mây đã mang lại rất nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động như:
Với điện toán đám mây, doanh nghiệp có thể cắt giảm hoặc giảm thiểu vốn đầu tư ban đầu vì không cần trung tâm dữ liệu tại chỗ (không lắp đặt máy chủ, phần mềm, phần cứng, khấu hao thiết bị…).
Dữ liệu dễ dàng được lưu trữ, phục hồi, tải về hoặc xử lý chỉ với một vài thao tác nhấp chuột. Người dùng có thể truy cập vào tài khoản ngay khi đang di chuyển thông qua bất kỳ thiết bị nào và ở bất kỳ đâu trên thế giới, miễn là có kết nối với internet.
Quan trọng là tất cả các nâng cấp và cập nhật được thực hiện một cách nhanh chóng và tự động. Do đó, tiết kiệm khá nhiều thời gian và giảm đáng kể khối lượng công việc cho nhân viên IT.
Một tình trạng xảy ra khá phổ biến là mọi người dễ bị mất phương hướng khi đang theo dõi một dự án. Vì sau nhiều lần gửi File trao đổi qua lại với nhau, cuộc thảo luận trở nên xáo trộn, hỗn loạn. File đã qua nhiều lần chỉnh sửa, thay đổi đến nỗi không còn ai nhận ra đâu là thành phẩm ban đầu.
Với điện toán đám mây, File dữ liệu được tập trung lưu trữ cố định và nhất quán, có thể truy cập xem ở bất kỳ đâu. Tạo nên một không gian ảo nơi mà mọi người có thể trực tiếp thảo luận và cùng chia sẻ File, nhận được phản hồi tức thì. Điều này khiến cho năng suất làm việc được cải thiện đáng kể, giảm tối đa các rắc rối, rủi ro và gia tăng mức độ hài lòng cho khách hàng.
Một trong những mối lo ngại khi sử dụng điện toán đám mây đó là việc bảo mật thông tin, dữ liệu. Các nhà cung cấp dịch vụ phải luôn đảm bảo rằng hệ thống điện toán đám mây bảo vệ được cập nhật liên tục và cùng lúc với tất cả các tính năng mới thông qua việc kiểm soát một cách chặt chẽ.
Tất cả các hoạt động trên điện toán đám mây sẽ được bên thứ ba giám sát nghiêm ngặt. Đồng thời kiểm tra thường xuyên để đảm bảo rằng các tiêu chuẩn an toàn được đáp ứng toàn diện.
Để hiểu rõ hơn về ứng dụng thực tế của mô hình điện toán đám mây thì doanh nghiệp hãy tham khảo qua vai trò của nó:
Với số lượng ngày một tăng của lực lượng lao động làm việc từ xa cũng như việc kết nối, liên hệ với các nhóm ảo trở nên phổ biến hơn thì hội nghị trực tuyến bằng hình ảnh là yếu tố vô cùng quan trọng để gắn kết và tăng cường hợp tác.
Hội nghị trực tuyến không chỉ kết nối các nhóm lại với nhau mà còn kết nối các nhóm với khách hàng cũ và khách hàng tiềm năng của họ. Ngoài ra, hội nghị truyền hình trực tuyến còn có thể giúp thúc đẩy sự phát triển các mối quan hệ tốt hơn và cuộc họp, hội thảo diễn ra hiệu quả, từ đó hoàn thành công việc nhanh chóng hơn.
Tất các tài liệu và thư mục tệp đã được lưu trữ trên điện toán đám mây, do đó một môi trường kinh doanh không giấy tờ là hoàn toàn có khả năng xảy ra. Các giải pháp chia sẻ tài liệu dựa trên đám mây như Dropbox, Box, Google Drive và một loạt các giải pháp khác đặt tệp dữ liệu trong tầm tay.
Có thể truy cập bất cứ khi nào cần và ở bất cứ câu. Đồng thời, toàn bộ nhân viên có thể làm việc cùng nhau trên các tài liệu, chia sẻ mọi thứ dễ dàng giữa nhóm nội bộ. Cũng như với khách hàng cho phép họ cộng tác nhanh chóng và liền mạch.
Cùng với hội nghị truyền hình trực tuyến và chia sẻ tài liệu dựa trên đám mây, nền tảng nhắn tin cho phép tránh xa việc lội qua các email dường như vô tận lắp đầy hộp thư đến. Mỗi cá nhân và doanh nghiệp có thể sử dụng nền tảng nhắn tin hàng ngày, dựa vào tin nhắn văn bản, Facebook Messenger, iMessage để liên lạc với người thân, gia đình hay khách hàng.
Đối với kinh doanh, nền tảng tin nhắn cũng cung cấp nhiều tiện lợi. Cho dù các nhân viên trong công ty sử dụng sản phẩm nhóm mới của Slack, Microsoft, Gchat hay một nền tảng nhắn tin khác thì đều nhận được câu trả lời nhanh chóng và dễ dàng thảo luận, hội họp, lập kế hoạch thực hiện, tránh mất thời gian gửi qua email.
Hy vọng qua những thông tin chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn đọc hiểu hơn về nền tảng điện toán đám mây. Việc sử dụng Cloud Computing là điều cần thiết trong thời kỳ chuyển đổi số.
Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc gì về Cloud Computing và nhà cung cấp dịch vụ uy tín, vui lòng gọi vào hotline 1900 292929 để được hỗ trợ chu đáo và tận tình.